Ngày cập nhật: |
08/11/2024 |
Đánh giá: |
|
Mã SP: |
H2O2 Bangladesh |
Tình trạng: |
Hàng có sẵn |
Giá bán: |
12,000đ |
- Giá chưa bao gồm thuế VAT 8%
- Giá chưa bao gồm bốc xếp và vận chuyển
Liên hệ tư vấn/báo giá: 0352.435.464 (Ms Vân) – 09.8484.2357 (Mr Thủy)
Oxy già Bangladesh 50% - H2O2 50%, 35kg/can
Mô tả sản phẩm
Tên sản phẩm | Oxy già Bangladesh 50% - H2O2 50%, 35kg/can |
Bảo quản | Bảo quản |
CTHH: | H2SO4 50% |
Xuất xứ: | Bangladesh |
Hydrogen Peroxide 50% là hóa chất đến từ Bangladesh có công thức là H2O2 (oxy già Bangladesh), tên gọi quen thuộc là Oxy già 50. Đây là dung dịch trong suốt, không màu, là hoá chất thông dụng thuộc nhóm hóa chất ngành dệt nhuộm.
H2O2 có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, công nghiệp, chẳng hạn như H2O2 được ứng dụng trong rất nhiều ngành: xử lý nước, ngành giấy- bao bì, y tế…
Trong quá trình sản xuất Natri Percacbonat và Natri Perbonat, đây là 2 loại hóa chất giúp tẩy trắng trong bột giặt
H2O2 còn đóng vai trò như một chất oxy hoá tẩy trắng cho vải, làm sạch màu vải, tách các vết bẩn liên quan đến dầu mỡ.
Fenton được biết đến như một phương pháp công nghệ dùng để oxy hóa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, ngoài ra còn có khả năng khử màu hiệu quả. Công nghệ có phạm vi ứng dụng rộng, Fenton sử dụng ion sắt như chất xúc tác oxy già Bangladesh (H2O2), tạo ra các gốc tự do có khả năng oxy cao để oxy hóa các chất hữu cơ (quá trình oxy hóa hóa học). Do tính chất không bền, dễ tham gia vào các quá trình phản ứng nên các gốc tự do được sinh ra có vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Chính vì vậy, Fenton thường được sử dụng với mục đích xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải giấy, nước thải rỉ rác và các loại nước thải có độ màu cao.
Độ pH có ảnh hưởng rất nhanh đến tốc độ phản ứng cùng nồng độ Fe2+. Thông thường, nồng độ pH từ 2 – 3.5 sẽ phù hợp để đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Nếu dùng thêm các chất xúc tác như quặng sắt, cát chứa sắt, Goethite (a-FeOOH), hoặc sử dụng thêm các vật liệu tổng hợp nanocomposite như Fe/SiO2, Fe/TiO2, Fe/Zeolit, Fe/than hoạt tính,… được gọi là Fenton dị thể, thì nồng độ pH thích hợp ở giai đoạn này sẽ dao động trong khoảng 5 – 9.
Phản ứng Fenton là quá trình hình thành các gốc OH hoạt tính và phản ứng oxy hóa chất hữu cơ, bao gồm:
Fe2+ + H2O2 => Fe3+ + OH + OH-
Sau khi được hình thành, gốc OH sẽ tham gia quá trình phân hủy các chất hữu cơ, khiến các chất hữu cơ phân tử cao chuyển thành các chất hữu cơ phân tử thấp:
CHC (cao phân tử) + HO => CHC (thấp phân tử) + CO2 + H2O + OH-
Để quá trình trung hòa – keo tụ diễn ra thuận lợi, nồng độ pH cần được nâng để > 7 nhằm tạo kết tủa Fe3+ bằng phản ứng sau:
Fe3+ + 3OH => Fe(OH)3
Theo đó, Fe(OH)3 tham gia cơ chế keo tụ, đông tụ, hấp phụ một phần chất hữu cơ chủ yếu là từ các chất hữu cơ cao phân tử.
- Lắng là quá trình làm giảm hàm lượng COD cùng độ mùi, độ màu trong nguồn nước thải với sự tham gia của các bông keo hình thành trước đó. Cuối cùng, các chất hữu cơ còn lại sẽ được xử lý bằng phương pháp sinh học và những phương pháp khác. Cơ chế tạo thành gốc hydroxyl gồm:
Phản ứng giữa H2O2 và chất xúc tác Fe2+
- Fenton là cơ chế phản ứng gây nhiều tranh cãi, Fenton cổ điển bao gồm các ion sắt hóa trị 2 và hydro peroxit H2O2 tác dụng trực tiếp với nhau sinh ra gốc OH, Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ theo phản ứng:
Fe2+ + H2O2 => Fe3+ + OH + OH-
Sắt đóng vai trò như chất xúc tác và thúc đẩy sự sản sinh gốc tự do OH nhờ vào quá trình phản ứng giữa Fe2+ vfa H2O2.
Ví dụ, khi thêm H2O2 50% vào nước thải có tính phenol (lúc này nồng độ phenol sẽ không giảm vì phản ứng phá hủy phenol cần có sắt làm chất xúc tác). Khi có sắt tham gia phản ứng, phenol sẽ dần bị phá huỷ, đến một ngưỡng nào đó nếu tiếp tục thêm sắt thì hiệu quả vẫn không thay đổi. Vậy liều lượng tối ưu cho xúc tác sắt sẽ thay đổi phụ thuộc vào loại nước thải, đây chính là đặc trưng của phản ứng Fenton. Liều lượng sắt cũng có thể được biểu hiện dưới dạng liều lượng H2O2. Khoảng tiêu biểu là 1 phần Fe trên 1-10 phần H2O2.
Trong hầu hết các ứng dụng, muối Fe2+ hoặc Fe3+ đều có thể dùng xúc tác phản ứng. Phản ứng sẽ xảy ra nhanh chóng nếu H2O2 nhiều. Tuy nhiên, nếu lượng hệ chất Fenton thấp (dưới 10-25 mg/l H2O2) thì các nghiên cứu cho thấy sắt II sẽ được ưa chuộng hơn sắt III. Ngoài ra, muối Fe2+ hoặc Fe3+ đều có thể được sử dụng. Có thể tăng pH để tái tuần hoàn sắt sau phản ứng, tách riêng các bông sắt và tái axit hóa bùn sắt.
Các gốc hydroxyl oxy hóa chất hữu cơ mà không phân biệt. Hãy lấy ví dụ về một chuỗi phản ứng:
Chất nền => A => B => C => D => CO2.
A, B, C, D đại diện cho các chất trung gian bị oxy hóa. Mỗi sự chuyển đổi trong chuỗi này có tốc độ phản ứng riêng và thỉnh thoảng chất trung gian được tạo ra là một chất ô nhiễm không mong đợi. Những chất này đòi hỏi phải đủ lượng H2O2 để đẩy phản ứng lên trên điểm đó. Điều này có thể quan sát được trước khi xử lý một nước thải hữu cơ phức tạp để giảm tính độc. Khi liều lượng H2O2 bắt đầu tăng lên, sự khử COD có thể xảy ra với ít hoặc không có sự thay đổi độc tính cho đến khi đạt một ngưỡng nhất định, nếu vượt trên ngưỡng đó thì việc thêm H2O2 sẽ nhanh chóng làm giảm độc tính nước thải.
Tốc độ phản ứng Fenton tỷ lệ thuận với sự gia tăng nhiệt độ, đặc biệt khi nhiệt độ nhỏ hơn 200°C. Tuy nhiên, khi nhiệt độ ở trên khoảng 40-500°C, hiệu suất sử dụng của H2O2 giảm bởi sự phân hủy H2O2 tăng (tạo thành oxy và nước). Trong hầu hết mọi trường hợp, các ứng dụng của phản ứng Fenton sẽ xảy ra ở nhiệt độ trong khoảng 20-400°C. Khi xử lý chất thải ô nhiễm nặng, việc thêm H2O2 phải được tiến hành tuần tự, có kiểm soát để điều chỉnh sự gia tăng nhiệt độ (đặc biệt là khi lượng H2O2 lớn hơn 10-20g/l). Điều hòa nhiệt độ rất quan trọng vì lý do an toàn.
Ảnh hưởng của pH: pH tối ưu của phản ứng Fenton nằm trong khoảng 3-6 (4-4,5: tốt nhất). Khi pH tăng cao trên 6, hiệu suất phản ứng sụt giảm do sự chuyển đổi của sắt từ ion sắt II qua dạng keo hydroxit sắt III. Dạng sắt III hydroxide có thể xúc tác phân hủy H2O2 thành oxy và nước mà không tạo ra gốc hydroxyl. Nếu pH nhỏ hơn 3, hiệu suất phản ứng cũng sụt giảm nhưng đỡ hơn.
Mặt khác, pH còn có liên quan với tiến triển của phản ứng. Ví dụ như pH nước thải ban đầu là 6. Trước tiên, pH giảm do thêm chất xúc tác là FeSO4. Tiếp đó, pH giảm nhiều hơn khi thêm H2O2, sự sụt giảm cứ tiếp tục cho đến một mức nào đó (tùy vào nồng độ xúc tác). Sự sụt giảm này được cho là do quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành axit hữu cơ. Sự thay đổi pH thường xuyên được giám sát để đảm bảo rằng phản ứng đang phát triển theo đúng tiến độ, nếu không sự sụt giảm pH có thể khiến phản ứng bị cản trở. Những dòng nước thải đậm đặc (10g/l COD) cần được oxy hóa nhiều bậc và điều chỉnh lại nồng độ pH sau mỗi giai đoạn để ngăn ngừa pH thấp làm cản trở phản ứng.
Thời gian đủ để hoàn thành một phản ứng Fenton phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng đáng chú ý nhất là liều lượng xúc tác và mức ô nhiễm của nước thải. Đối với sự oxy hóa phenol đơn giản (<250 mg/l), phản ứng sẽ xảy ra trong khoảng 30-60 phút. Đối với các loại nước thải phức tạp hoặc đậm đặc, phản ứng có thể mất đến vài giờ. Trong trường hợp này, thực hiện phản ứng theo từng bước, với sự tham gia của cả sắt và H2O2 sẽ hiệu quả hơn, an toàn hơn là cho tất cả hóa chất vào ngay từ đầu.
Việc xác định điểm kết thúc của phản ứng cũng là một vấn đề khá khó khăn. Quá trình phân tích nước thải có thể bị cản trở bởi dư lượng H2O2. Lúc này, nó có thể bị khử bằng cách tăng pH đến 7-10, hoặc trung hòa với dung dịch bisulfite. Có thể đánh giá tiến trình phản ứng bằng cách quan sát sự thay đổi màu.
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Địa chỉ kho hàng:
1. KCN Xuyên Á, Huyện Đức Hòa, Long An
2. KCN Biên Hòa, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai
3. KCB Phố Nối B, Tỉnh Hưng Yên