Mật rỉ không màu (Đường Glucoza), 25kg/thùng, Việt Nam

Mật rỉ không màu (Đường Glucoza), 25kg/thùng, Việt Nam

Ngày cập nhật:

26/02/2024

Đánh giá:

Mã SP:

MRKM 01

Tình trạng:

Hàng có sẵn

Giá bán:

Liên hệ

Liên hệ tư vấn/báo giá: 0982.052.143 (Ms Uyên) – 09.8484.2357 (Mr Thủy)

Mật rỉ không màu (Đường Glucoza), 25kg/thùng, Việt Nam

Mô tả sản phẩm

Tên sản phẩm Mật rỉ không màu (Đường Glucoza), 25kg/thùng, Việt Nam
Công thức hóa học: C6H12O6
Năm sản xuất: 2024
Ứng dụng: Bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh, xử lý nitơ và hỗ trợ vi sinh tích lũy phospho
Tính chất: - Màu vàng trong.
- Có vị ngọt.
- Dễ tan trong nước
Quy cách 25kg/thùng
Xuất xứ: Việt Nam
Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp.

1. Mật rỉ không màu là gì?

Mật rỉ không màu là loại mật rỉ có độ màu thấp thường dùng để nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải mà không làm tăng độ màu cho nước thải đầu ra. Khác với mật rỉ đường thì mật rỉ không màu chưa hàm lượng dinh dưỡng, khoáng chất và tổng hàm lượng vi sinh vật hiếu khí cao.

Cung cấp mật rỉ không màu

2. Thành phần của mật rỉ không màu

  • pH: 5,15
  • Độ Brix: 75%
  • Hàm lượng carbon: > 1.500.000 mg/l
  • Tổng số vi khuẩn hiếu khí: 1,3 x 10^3 CFU/g
  • Độc tố cho vi sinh: không bao gồm

3. Ứng dụng của mật rỉ không màu

Hiện nay có nhiều nhà máy xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học để xử lý nitơ và phốt pho, nhu cầu sử dụng nguồn carbon để khử nitrat và hỗ trợ quá trình tích lũy phospho của vi sinh vật ngày càng tăng. Vì vậy, nhân viên nhà máy cần phải xem xét và đánh giá các nguồn carbon phù hợp với mục tiêu xử lý của nhà máy.

3.1. Ứng dụng xử lý nitơ

Xử lý nitơ bao gồm 2 quá trình nitrat hóa và khử nitrat. Trong bước đầu tiên, amoniac nitrogen được chuyển thành nitrat và nitrit. Trong bước thứ hai, vi khuẩn oxy hóa các hợp chất carbon đơn giản sử dụng nitrat làm chất nhận điện tử và cuối cùng chuyển nitrat thành khí nitơ.

Để loại bỏ tối đa nitrat, các nhà máy xử lý nước thải cần một nguồn carbon dễ phân hủy sinh học làm chất nền cho quá trình khử nitrat. Cacbon có thể đến từ nhu cầu oxy sinh hóa hòa tan (BOD) trong nước thải, sự phân hủy khối lượng tế bào trong quá trình khử nitrat nội sinh hoặc chất bổ sung.

Công nghệ xử lý nitơ được sử dụng phổ biến nhất là công nghệ bùn hoạt tính ba giai đoạn với các vùng kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí. Chúng được thiết kế để sử dụng BOD hòa tan làm nguồn cacbon. Tuy nhiên, nếu giới hạn tổng nitơ trong nước thải từ 3 đến 5 mg/l, thì thường cần sử dụng công nghệ bùn hoạt tính bốn hoặc năm giai đoạn. Vì vậy, cần tính đến phương án có thể loại bỏ nhiều nitrat hơn thông qua các nguồn carbon nội sinh để khử nitơ trong vùng thiếu khí, hoặc có thể thêm nguồn carbon bên ngoài để tăng tốc độ khử nitrat và giảm kích thước của bể thiếu khí.

Tại quá trình khử nitrat việc sử dụng mật rỉ đường là không khả thi vì trong mật rỉ đường có chứa hàm lượng nitơ, phốt pho và hàm lượng carbon không ổn định. Vì vậy, trong quá trình này cần có nguồn carbon sạch, nhất quán. Methanol là nguồn carbon bên ngoài phổ biến nhất được sử dụng trong các quy trình khử nitrat, methanol có sẵn rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, nó có một số nhược điểm.

  • Methanol rất dễ cháy (với điểm chớp cháy là 12°C – 54°F, vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
  • Chi phí cao
  • Thời gian lưu ngắn vì metanol bay hơi nhanh.
  • Vi sinh vật tích lũy phốt pho không thể sử dụng nguồn carbon từ metanol, vì vậy nếu cần khử nitrat và loại bỏ phốt pho bằng phương pháp sinh học thì metanol không thể đáp ứng cả hai yêu cầu này.

3.2. Dùng để xử lý phospho

Theo như các bạn biết thì một lượng phospho sẽ được tích lũy bên ngoài màng tế bảo của vi sinh và khi chúng ta loại bỏ bùn vi sinh đi chính là đang loại bỏ phospho ra khỏi hệ thống, nói đúng hơn đây là một phần trong quá trình xử lý phospho.

Và làm thế nào để vi sinh có thể tích lũy phospho tốt hơn, hiệu quả hơn thì bên trên tôi cũng có giải thích tại sao không thể sử dụng mật rỉ đường và methanol.

  • Đối với mật rỉ đường: hàm lượng nitơ và phospho có trong mật rỉ đường cao cho nên việc sử dụng mật rỉ đường để xử lý nitơ và phospho là không hợp lý.
  • Đối với methanol: thì chất này không thể tạo ra sản phẩm trung giai để giúp cho vi sinh có thể tích lũy phospho được.

3.3. Bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh, duy trì dinh dưỡng cho vi sinh

Đây là việc cần thực hiện thường xuyên đối với các hệ thống xử lý nước thải thiếu nguồn dinh dưỡng thường xuyên, trong trường hợp này bạn có thể sử dụng mật rỉ đường hoặc mật rỉ không màu kèm thêm hóa chất bổ sung hàm lượng nitơ và phospho để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng cho vi sinh.

4. Hướng dẫn tính toán mật rỉ không màu để bổ sung cho vi sinh

Bước 1: Tính toán lượng BOD cần bổ sung cho hệ thống

Căn cứ theo tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh ta có: BOD:N = 100:5, để tính toán hàm lượng BOD cần bổ sung thực tế bằng cách.

BOD cần bổ sung = ((Nitơ vào * 100) / 5) - BOD vào, ta được kết quả gọi tắt là A mg/l

Bước 2: Tính tải trọng BOD cần bổ sung

Tải trong BOD = (A mg/l * Lưu lượng (m3/ngày) / 1000), ta được kết quả gọi tắt là B kg/ngày

Bước 3: Tính lượng mật rỉ cần bổ sung

Vì dụ hàm lượng BOD của mật rỉ không màu là 1.000.000 mg/l tương đương 1 kg BOD/lít mật rỉ

=> Lượng mật rỉ cần bổ sung  = (Tải trong BOD / Hàm lượng BOD của mật rỉ) = B lít/ngày.

5. Hướng dẫn sử dụng mật rỉ không màu

Để châm mật rỉ vào hệ thống cần chuẩn bị sẵn 1 một chứa dùng để pha loãng mật rỉ, động cơ khuấy để hòa tan mật rỉ với nước và bơm định lượng có khả năng điều chỉnh lưu lượng.

Bước 1: Chuẩn bị 01 bồn chứa có thể tích chứa đủ 5-10 lần khối lượng mật rỉ cần bổ sung cho một ngày. Đổ mật rỉ vào bồn chưa và định mức pha loãng 5-10 lần.

Ví dụ: Lượng mật rỉ bổ sung là 10 kg/ngày thì cần bồn chưa tối thiểu là 100 lít để pha loãng. Pha loãng tỉ lệ 1:10 ta được 100 lít chất dinh dưỡng.

Bước 2: Tính toán công suất bơm định lượng ta lấy 100 lít /24h = 4.16 lít/h. Điều chỉnh lưu lượng của bơm định lượng về mức 4.16 lít/h.

Vậy là đã tính xong, nhưng lưu ý lần đầu tiên bổ sung mật rỉ cho hệ thống cần phải theo dõi hệ thống và phân tích mẫu nước đầu ra để kiểm tra và để can thiệp kịp thời nếu thiếu dinh dưỡng hoặc dư dinh dưỡng nhé.

6. Bảo quản mật rỉ không màu

Mật rỉ không màu có thời gian lưu trữ lâu, nhưng để tiết kiệm diện tích thì nên đặt hàng với số lượng vừa đủ sử dụng trong tháng hoặc quý.

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt, tránh ánh nắng trực tiếp.

Địa chỉ kho hàng:

1. KCN Xuyên Á, Huyện Đức Hòa, Long An

2. KCN Biên Hòa, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai

3. KCB Phố Nối B, Tỉnh Hưng Yên

Công ty TNHH VLT

Địa chỉ: 56-58 đường KV4, KDC Tân Nhã Vinh, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tax code: 0317673822

Email: sales@vltco.vn

Website: hoachatnuocthai.com

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0317673822 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10/02/2023.

Bản quyền 2023 © Thiết kế và bản quyền bởi VLT Co., Ltd

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI

Copyright © 2023 Công Ty TNHH VLT. All Rights Reserved. Design Web and Seo by 365Zina
messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0984 842 357